PHÂN TÍCH TÁC PHẨM HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT

 I. KIẾN THỨC CHUNG

1. Cuộc đời và sự nghiệp của Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ (1948-1988), quê gốc ở Đà Nẵng. Ông là một cây bút tài hoa đã để lại dấu ấn trong nhiều thể loại : thơ, văn xuôi, đặc biệt là kịch. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của LQV sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê Bắc Bộ đã in dấu nhiều trong sáng tác của ông sau này. Ở thể loại nào người đọc cũng bắt gặp một LQV với tâm hồn nổi gió, sức sống mãnh liệt và khả năng sáng tạo miệt mài. Năm 2000, Lưu Quang Vũ được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật sân khấu. Các tác phẩm chính : Thơ : Hương cây, Mây trắng, Bầy ong trong đêm sâu Kịch : Sống mãi tuổi 17, Mùa hạ cuối cùng, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Tôi và chúng ta, Nàng Si-ta,…


Phân tích tác phẩm hồn trương ba, da hàng thịt
Phân tích tác phẩm hồn trương ba, da hàng thịt


2. Tóm tắt tác phẩm

Trương Ba là một người là vườn và giỏi đánh cờ đã bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai, nên Nam Tào và Đế Thích cho Hồn Trương Ba sống lại và nhập vào xác hàng thịt mới chết. Trú nhờ trong xác anh hàng thịt, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái : lý tưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba cũng cảm thấy xa lạ,… mà bản thân Trương Ba thì đau khổ vì phải sống trái tự nhiên và giả tạo. Đặc biệt thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn không phải chính bản thân ông. Trước nguy cơ tha hóa về nhân cách và sự phiền toái do mượn thân xác của kẻ khác, Trương Ba quyết định trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết.

3. Nhan đề

Nhan đề Hồn Trương ba, da hàng thịt gợi cảm giác về độ vênh lệch của hai yếu tố quan trọng trong một con người. Hồn là phần trừu tượng, da thịt thân xác là cái cụ thể, là cái bình có thể chứa linh hồn, hồn nào xác ấy. Nhưng ở đây hồn người người này lại ở trong xác người kia. Hồn và xác lại không tương hợp ; tính cách, hành động, lối sống của Trương Ba và anh hàng thịt trái ngược nhau. Tên gọi của vở kịch đã thâu tóm được những mâu thuẫn, xung đột bên trong của một con người.

4. Xuất xứ của vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt

– Lưu Quang Vũ viết vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt năm 1981, đến năm 1984 thì ra mắt công chúng. Vở kịch dựa vào câu chuyện dân gian, nhưng đã có những thay đổi cơ bản.

– Điểm khác biệt :

+ Trong truyện dân gian, nhân vật Trương Ba tiếp tục sống bình thường, hạnh phúc khi được nhập hồn vào thân xác anh hàng thịt. Ngắn gọn và đơn giản, truyện dân gian mang một tư tưởng triết học có phần cơ bản đúng, nhưng chỉ đề cao linh hồn, tuyệt đối hóa linh hồn, không để ý đến mối quan hệ giữa thể xác và linh hồn.

+ Vở kịch của Lưu Quang Vũ tại tập trung diễn tả tình cảnh trớ trêu, nỗi đau khổ, giày vò của Trương Ba từ khi “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”. Từ đó đưa đến những tư tưởng mới : sự tồn tại độc lập của thân xác đối với linh hồn và khẳng định một quan niệm đúng đắn về cách sống.

.5 Thông điệp

– Được sống làm người thật là quý giá ; nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình muốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.

– Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi người ta được sống tự nhiên với sự hài hoà giữa tâm hồn và thể xác.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Phân tích nhân vật Trương Ba

a. Mở bài – Lưu Quang Vũ là một trong những cây bút tài hoa để lại những dấu ấn trong nhiều thể loại : thơ, văn xuôi và đặc biệt là kịch. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.

– Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất, đánh dấu sự vượt trội trong sáng tác của Lưu Quang Vũ.

– Nhân vật Trương Ba – một nhân vật bi kịch

b. Thân bài

* Giới thiệu chung

– Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ

– Đây là một vở kịch mà Lưu Quang Vũ đã dựa vào cốt truyện dân gian, tuy nhiên chiều sâu của vở kịch chính là phần phát triển sau của tuyện dân gian.

* Phân tích

– Hoàn cảnh éo le, bi đát của ông Trương Ba

+ Trương Ba là người làm vườn yêu cây cỏ, yêu thương mọi người, sống nhân hậu, chân thực, chưa tới số chết, nhưng vì sự tắc trách của quan nhà trời mà Trương Ba phải chết.

+ Hồn Trương Ba phải trú nhơ vào xác anh hàng thịt, một người thô lỗ,… Tính cách Trương Ba ngày càng thay đổi. à Bi kịch của sự oan trái

– Cuộc đối thoại giữa hồn và xác

+ Hồn là biểu tượng cho sự thanh nhã, cao khiết, trong sạch, đạo đức nhưng tất cả hoàn toàn trái ngược qua phần đối thoại với xác. Hồn Trương Ba để lại trong mắt xác hàng thịt là một kẻ phàm ăn, tục uống ; mê rượu và háo sắc ; cư xử thô bạo với mọi người,…

+ Những biểu hiện ngay trong đối thoại khi Hồn Trương Ba không còn là chính mình : cư chỉ, điệu bộ lúng túng, khổ sở ; giọng điệu có khi yếu ớt, lời thoại ngắn ; khi đuối lý lại dùng lời lẽ thô bạo để trấn áp “Ta… Ta… đã bảo mày im đi” à Bi kịch của sự tồn tại riêng rẽ : con người không thể chỉ sống bằng thân xác mà cũng không thể sống bằng tinh thần.

– Nỗi đau khổ của Hồn Trương Ba khi tìm về những người thân trong gia đình

+ Người vợ vừa hờn ghen vừa dằn dỗi chồng, có cảm giác ông là người sống xa lạ với mọi người. + Đứa con trai cả quyết định bán khu vườn để đầu tư vào sạp thịt.

+ Cái Gái, đứa cháu nội mà ông yêu quý nhất, không thừa nhận ông là ông nội, thậm chí nó còn cự tuyệt đến quyết liệt “Nếu ông nội tôi hiện về được, hồn ông nội tôi sẽ bóp cổ ông”. Trong mắt nó, Hồn Trương Ba chỉ là một tên đồ tể, tay chân vụng về, luôn phá hoại.

+ Con dâu tỏ ra thông cảm, hiểu và đau cho nỗi đau sống nhờ và sự thay đổi của Hồn Trương Ba. à Bi kịch bị người thân xa rời, khước từ cuộc sống.

– Khát vọng giải thoát khỏi thân xác người khác. + Trương Ba tự ý thức bi kịch của mình : “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. à Bi kịch sống nhờ vào thân xác người khác – Trương Ba trước cái chết của cu Tị

+ Trước đề nghị đổi thân xác của Đế Thích, tính cách TB từ chỗ lưỡng lự, suy nghĩ rồi quyết định dứt khoát.

+ Trương Ba muốn chết thật là để cho mình được sống mãi hoài nhớ của mọi người. à Giải thoát bi kịch của một sự giả tạo trong con người Hồn Trương Ba.

* Đánh giá

– Hồn Trương Ba là một nhân vật quá chú trọng đời sống tinh thần mà coi nhẹ thân xác.

– Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba là bi kịch về nỗi đau của sự vênh lệch giữa thể xác và tâm hồn trong một con người.

– Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống và diễn tiến kịch kích độc đáo.

c. Kết luận

– Đánh giá chung về nhân vật.

– Khẳng định tài năng viết kịch của Lưu Quang Vũ và sức sống của tác phẩm.

2. THÔNG ĐIỆP “KHÔNG THỂ SỐNG BÊN TRONG MỘT ĐĂNG, BÊN NGOÀI MỘT NẺO

a. Mở bài

– Giới thiệu tác giả (con người và phong cách)

– Giới thiệu tác phẩm (giá trị của tác phẩm)

– Tác phẩm có rất nhiều lời thoại mang tính triết lý, trong đó lời nói của Trương Ba “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn” đã gợi lên tình huống éo le của nhân vật.

b. Thân bài

* Giới thiệu chung

– Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những truyện hay trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Lưu Quang Vũ đã dựa vào cốt truyện này để viết thành vở kịch nói cùng tên vào năm 1981 và được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1984.

– Vở kịch đặt ra vấn đề, đó là bi kịch sống nhờ của Hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt.

– Lời thoại trên là lời của Hồn Trương Ba nói với Đế Thích, có ý nghĩa triết lý về sự thống nhất, hài hòa giữa hồn và xác trong một con người. b. Phân tích tình huống éo le của nhân vật Hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt

+ Tình huống éo le, bi đát – Nguyên nhân dẫn đến tình huống éo le : việc gạch tên chết người vô trách nhiệm của quan nhà trời và “thiện ý sửa sai” của Đế Thích. – Nỗi khổ của Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ vào xác anh hàng thịt : vợ con nghi ngờ, xa lánh ; do sự xui khiến của thân xác hàng thịt, Hồn Trương Ba có những hành vi, cử chỉ thô lỗ, vụng về.

– Hồn Trương Ba cương quyết không sống trong xác anh hàng thịt. Khát vọng giải thoát khỏi thân xác người khác khiến Hồn Trương Ba gọi Đế Thích lên để nói rõ bi kịch sống nhờ, sống không đúng mình.

+ Ý nghĩa của lời thoại

– Lời thoại này thể hiện rõ quan niệm về hạnh phúc của nhà viết kịch. Hồn Trương Ba đã có một thân xác để tồn tại, để tiếp tục sống, ngỡ đó là hạnh phúc. Nhưng hóa ra hạnh phúc ở đời không phải là được sống mà sống như thế nào.

– Bức thông điệp mà Lưu Quang Vũ muốn nhắn gửi qua bi kịch của Trương Ba: con người phải được sống như chính mình, sống hòa hợp giữa hồn và xác – tâm hồn trong sạch như thân xác được khỏe mạnh. “Tôi muốn là tôi toàn vẹn”, đấy mới là hạnh phúc.

* Đánh giá

– Tình huống éo le của vở kịch là nét đặc sắc tạo nên sự khác biệt giữa truyện dân gian và vở kịch.

– Thông qua lời thoại của nhân vật, Lưu Quang Vũ đã thể hiện quan niệm sống giàu giá trị nhân văn.

– Nhà văn đã dựng lên được những kịch tính thông qua cử chỉ, hành động, đặc biệt là lời thoại của nhân vật sinh động có tầm khái quát cao.

c Kết luận

– Lời thoại của Trương Ba “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn” là một câu nói giàu tính triết lý, cũng lại là bi kịch cho số phận của một con người.

– Khẳng định tài năng của Lưu Quang Vũ và sức sống của tác phẩm.

3. GÍA TRỊ NHÂN VĂN CỦA TÁC PHẨM

a. Mở bài

– Giới thiệu tác giả (con người và phong cách)

– Giới thiệu tác phẩm (giá trị của tác phẩm)

– Giới thiệu vấn đề nghị luận : giá trị nhân văn

b Thân bài

* Giới thiệu chung Tham khảo một số đề trên

* Giải nghĩa giá trị nhân văn: Giá trị nhân văn của một tác phẩm là sự lột tả mâu thuẫn tâm lý của các nhân vật trong đời sống, hay chính mâu thuẫn trong từng con người, trong cái trong sáng có sự sa ngạ, lầm lạc và trong ánh sáng có bóng tối. Nó là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa đẹp và xấu, giữa hy vọng và tuyệt vọng của con người.

* Phân tích

– Hoàn cảnh trớ trêu của Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ thân xác anh hàng thịt.

– Nỗi đau đớn giày vò của Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ, sồng khác mình, qua các chi tiết : + Lời dẫn kịch : ngồi ôm đầu một hồi lâu, bịt tai lại, như tuyệt vọng, bần thần nhập lại xác anh hàng thịt,…

+ Lời của nhân vật : Ta… ta đã bão là mày im đi, Trời,…

+ Lời độc thoại nội tâm : Mày đã thắng thế rồi, cái thân xác không phải là của ta ạ… à Ý nghĩa nhân văn của tác phẩm :

– Ý nghĩa nhân văn của vở kịch là ở chỗ Lưu Quang Vũ đã khẳng định, tôn trọng cái cá thể, khẳng định vị trí, vai trò của cá nhân trong xã hội. Qua lời thoại đầy chất triết lý, nhà văn gửi bức thông điệp kêu gọi con người như sống chính mình. “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”, câu nói đơn giản của nhân vật Hồn Trương Ba chính là chìa khóa mở ra giá trị nhân văn của tác phẩm. – Ý nghĩa nhân văn của vở kịch còn là ở chỗ nhà văn đã đấu tranh cho sự hoàn thiện vẻ đẹp nhân cách con người. Để cho nhân vật Hồn Trương Ba khước từ cuộc sống vay mượn thân xác người khác, Lưu Quang Vũ đã mở hướng cho nhân vật vươn tới một lẽ sống đích thực, dẫu thân xác có trở về hư vô.

* Đánh giá

– Cảnh VII, của vở kịch giàu giá trị nhân văn :

+ Cần tạo cho con người có được sự hài hòa giữa hai mặt tinh thần và vật chất ; không được kỳ thị những đòi hỏi vật chất của con người ; cần tôn trọng quyền tự do cá nhân ; cần biết rút kinh nghiệm về những sai lầm để hướng tới tương lai. – Giá trị nhân văn mà Lưu Quang Vũ đặt ra đến nay vẫn còn nguyên vẹn và vẫn còn mang tính thời sự.

c. Kết luận

– Khẳng định giá trị của tác phẩm (nội dung, nghệ thuật).

– Khẳng định tài năng của Lưu Quang Vũ

Đăng nhận xét

0 Nhận xét